Nhẫn cầu hôn được xem là một kỷ vật tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu của cặp đôi khi bước vào giai đoạn hôn nhân. Đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên với rất nhiều người vẫn chưa biết nhẫn cầu hôn đeo ngón nào? Hay đeo nhẫn cầu hôn nên đeo tay trái hay tay phải? Cùng cho77.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
I. Ý nghĩa của nhẫn cầu hôn
Thep phong tục phương Tây thì cầu hôn được xem là bước đệm rất quan trọng trước khi đám cưới diễn ra. Đấy chính là lời ngỏ lấy ai làm vợ hay chồng cùng nhau sống hạnh phúc đến cuối đời.
Vậy nên nhẫn cầu hôn được xem là tín vật tình yêu, gửi gắm bao khát khao nhớ nhung của người cầu hôn với nửa kia của mình. Khi chiếc nhẫn được trao cũng chính là bước ngoặt đánh dấu mối quan hệ của họ sang một bước phát triển mới. Chiếc nhẫn cầu hôn sẽ ngầm khẳng định quyền sở hữu tình yêu với tất cả mọi người.
Khác với nhẫn cưới, nhẫn cầu hôn là món quà mà người đàn ông trao tặng cho người phụ nữ của đời mình với lứa hứa sẽ chăm lo, yêu thương cùng nhau già đi.
II. Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào?
Vậy nhẫn cầu hôn thường đeo vào ngón nào là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc khi có nhiều quan điểm trái chiều khác nhau. Theo như tìm hiểu thì quan niệm về ngón tay đeo nhẫn cầu hôn của các nước phương Đông và phương Tây có sự khác biệt. Cụ thể:
1. Quan niệm phương Tây
Người phương tây cho rằng bàn tay trái là nơi mạch máu tình yêu tồn tại nhiều nhất vậy nên việc đeo nhẫn cầu hôn được đeo vào bàn tay trái. Điều này sẽ giúp tình yêu vĩnh bền và dài lâu.
Bên cạnh đó người La Mã cổ đại cho rằng ngón tay áp út chính là nơi mạch máu tình yêu tồn tại và dẫn lối đến trái tim. Vậy nên từ xa xưa người phương Tây đã chọn ngón áp út ở bàn tay trái là nơi để đeo nhẫn cầu hôn.
Hơn nữa xuất phát từ việc có đến hơn 90% người thuận tay phải nên việc đeo nhẫn ở tay trái tay không thuận sẽ khiến nó ít va chạm, ít trầy xước hơn. Điều này giúp cho chiếc nhẫn được tồn tại dài lâu. Và không bị trầy xước theo năm tháng.
2. Quan niệm phương Đông
Người Trung Quốc cho rằng ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa cho bản thân. Áp út là bạn đời và ngón út chính là tượng trưng cho con cái.
Chính vì để xác định với nhau đi dài lâu đến cuối đời người phương Đông đã đeo nhẫn cầu hôn ở ngón giữa. Và quan niệm “nam tả nữ hữu” để phản ánh phụ nữ luôn đeo nhẫn ở ngón tay trái.
III. Một số thắc mắc khác liên quan đến nhẫn cầu hôn
1. Nam có đeo nhẫn cầu hôn không?
Thường thì theo quan niệm của nhiều người nam thường không đeo nhẫn cầu hôn. Mà nam sẽ đeo nhẫn cưới để thể hiện tình cảm của họ với đối phương nhiều hơn. Chiếc nhẫn phù hợp và đẹp nhất chính là đeo ngược tay với người yêu, bạn đời.
Đây chính là điều trọn vẹn và giá trị nhất trong chuyện tình cảm đôi lứa.
2. Nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới khác nhau thế nào?
- Đối với nhẫn cầu hôn: Các chàng trai thường dùng nhẫn để cầu hôn với cô gái mình yêu với mong muốn cưới cô ấy làm vợ, vậy nên nhẫn cầu hôn chỉ có một cái và được đeo ở ngón tay giữa bàn tay trái.
- Đối với nhẫn cưới: thường là một cặp nhẫn, biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu, gắn kết trọn đời, không bao giờ rời xa nhau. Nhẫn thường có hình dáng tương tự nhau và được các cặp vợ chồng đeo vào tay trong ngày trọng đại vào ngón áp út trên bàn tay trái.
IV. Lời kết
Hy vọng với những thông tin về nhẫn cầu hôn đeo ngón nào sẽ giúp ích cho một số bạn chưa biết về chiếc nhẫn cầu hôn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Có thể thấy nhẫn cầu hôn là một kỷ vật rất quan trọng mà người con trai muốn dành tặng nó cho người sẽ chung sống với mình cả đời.